Chuyển đổi số (Digital transformation) chính là khái niệm nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp. Trong thời đại mới, việc áp dụng khoa học, kỹ thuật đã trở thành xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp, tổ chức đã thất bại trong quá trình triển khai vì mắc phải những lầm tưởng dưới đây.
MỤC LỤC
1. Chuyển đổi số là khoản đầu tư tốn kém
2. Không thể số hoá vì không đủ tài nguyên
4. Chỉ doanh nghiệp lớn mới cần chuyển đổi số
Chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ vào các khía cạnh vận hành của doanh nghiệp
1. Chuyển đổi số là khoản đầu tư tốn kém
Lầm tưởng đầu tiên và cũng là quan điểm phổ biến nhất về chuyển đổi số đó là một khoản đầu tư tốn kém. Theo IDC ước tính đến năm 2022, số tiền mà các doanh nghiệp sẽ đầu tư cho giải pháp công nghệ này lên đến hơn 2 nghìn tỷ đô la.
Như vậy, có thể thấy rằng ngay cả với những tổ chức có quy mô và tiềm lực kinh tế vẫn chưa chắc chắn sẽ thành công. Rõ ràng, tiền không phải là câu trả lời cho bài toán này. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của mã nguồn mở và điện toán đám mây đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp với mọi quy mô có thể triển khai quy trình chuyển đổi số.
Bài viết liên quan: Giải pháp ERP và những thách thức khi áp dụng
Một trong những điều khiến các doanh nghiệp trăn trở chính là việc số hóa dữ liệu. Quy mô càng lớn thì lượng dữ liệu cũng tương đương, điều này khiến không ít nhà quản lý e ngại. Tuy nhiên, so với việc lưu trữ thông tin trên giấy và các phương thức truyền thống như sổ sách đã quá lỗi thời, gây lãng phí, tốn kém và khó khăn khi tìm kiếm.
Dữ liệu được số hóa không bị thay đổi mà chỉ được mã hóa theo định dạng kỹ thuật số. Từ đó, giúp cho việc quản lý của tổ chức trở nên thuận tiện hơn, có thể chia sẻ, truy cập mọi lúc, mọi nơi, tăng tính bảo mật và giảm tối đa mọi rủi ro mất dữ liệu.
Hiện nay, việc triển khai số hóa đã và đang được triển khai trên mọi lĩnh vực. Dữ liệu này lại không chiếm quá nhiều tài nguyên nên các doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện. Tùy vào khối lượng dữ liệu mà doanh nghiệp có thể chọn các dịch vụ lưu trữ với mức chi phí phù hợp.
3. Phải đào tạo lại nhân sự
Giải pháp ERP chính là câu trả lời hoàn hảo nhất cho vấn đề này. Bằng cách áp dụng hệ thống quản lý toàn diện, các nhà quản lý có thể làm việc hiệu quả dù ở bất cứ đâu. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được tích hợp từ khâu quản trị dự án, chăm sóc khách hàng đến các bộ phận kế toán, nhân sự,...
Hệ thống được xây dựng bằng giao diện thân thiện, giúp người dùng nhanh chóng tiếp cận ngay cả người chưa từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Các chức năng đều hướng đến việc tối ưu hiệu quả vận hành của tổ chức, không có tính năng thừa như khi dùng nhiều phần mềm khác nhau, tạo ra mối liên kết giữa các bộ phận.
Xem thêm: Làm việc từ xa hiệu quả nhờ hệ thống quản lý toàn diện XBOSS - ERP
4. Chỉ doanh nghiệp lớn mới cần chuyển đổi số
Bởi trên thực tế, việc áp dụng chuyển đổi số đã và đang rất phổ biến. Ngoài doanh nghiệp, các tổ chức công quyền đã bắt đầu thực hiện như thu phí dịch vụ điện, nước, internet trực tuyến. Hành động này đã giúp tiết kiệm chi phí nhân sự, mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng đến.
Chuyển đổi số không quá phức tạp nhưng cũng không hề đơn giản. Ngay cả các tổ chức có quy mô lớn nếu không đặt mục tiêu và quyết tâm hành động để thay đổi vẫn có thể thất bại. Trong vai trò một nhà đầu tư, việc thấu hiểu và tránh những quan điểm sai lầm chính là bước đầu tiên trong quá trình triển khai chuyển đổi số.