Tại sao quản trị dữ liệu lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

Cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp bao gồm các thông tin nội bộ, thông tin khách hàng, thông tin hoạt động và nhiều thông tin quan trọng khác. Vì vậy, dữ liệu không chỉ cần được bảo mật mà còn phải được dễ dàng truy xuất, tìm kiếm và được lưu trên một nền tảng dùng chung của cả doanh nghiệp. Việc này đã khiến nhiều nhà quản trị đau đầu khi tìm phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Bài viết sau từ XBOSS sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của dữ liệu và cách quản trị dữ liệu doanh nghiệp hiệu quả.

Bài viết liên quan: Những lầm tưởng về chuyển đổi số mà các chủ đầu tư cần hiểu rõ


Dữ liệu đóng vai trò quan trọng khi vận hành doanh nghiệp

1. Tầm quan trọng của quản trị dữ liệu

Quản trị dữ liệu là chuỗi các hoạt động để xây dựng, duy trì, nhập, lưu trữ và khai thác dữ liệu kinh doanh. Đây chính là cột sống kết nối tất cả các phân đoạn của vòng đời thông tin.

  • Dữ liệu của tổ chức là tài nguyên có giá trị

Dữ liệu được coi là tài sản doanh nghiệp có thể được sử dụng để đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt hơn, cải thiện các chiến dịch tiếp thị, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và giảm chi phí. Tất cả hướng đến mục tiêu mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận.

  • Lượng dữ liệu khó quản lý

Các công ty đang nắm bắt khối lượng dữ liệu ngày càng lớn và nhiều loại dữ liệu khác nhau. Nếu không quản lý dữ liệu tốt, dữ liệu sẽ trở nên khó sử dụng và khó điều hướng.

  • Mất dữ liệu có thể là một thảm họa cho công ty

Theo thông tin của Cục Lưu trữ & Hồ sơ Quốc gia Mỹ , 93% các công ty bị mất trung tâm dữ liệu của họ từ 10 ngày trở lên đã nộp đơn xin phá sản trong vòng một năm. 50% doanh nghiệp phát hiện ra mình không được quản lý dữ liệu trong cùng khoảng thời gian này đã nộp đơn phá sản ngay lập tức. 

  • Tránh vi phạm quyền riêng tư

Quản lý dữ liệu hiệu quả cũng có thể giúp các công ty tránh vi phạm quyền riêng tư cá nhân hay các vấn đề về quyền riêng tư dữ liệu. Việc này giúp doanh nghiệp không bị gây tổn hại đến danh tiếng, phát sinh thêm chi phí không mong muốn hoặc rơi vào tình thế nguy hiểm về mặt pháp lý.

Xem thêm: Ứng dụng giải pháp ERP - Phương thức quản trị doanh nghiệp thời công nghệ số


Dữ liệu của tổ chức là một tài nguyên có giá trị

2. Lợi ích khi có hệ thống quản trị dữ liệu doanh nghiệp hiệu quả

Quản lý dữ liệu mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích rất thiết thực như:

  • Quản lý dữ liệu chặt chẽ sẽ giúp nhân viên truy cập thông tin nhanh hơn: đội ngũ nhân sự dễ dàng tìm kiếm và truy xuất những thông tin họ cần để thực hiện công việc của mình. Nhân viên cũng dễ dàng kết nối và đánh giá kết quả công việc. 

  • Quản lý dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm chi phí: điều này giúp tránh được sự trùng lặp không cần thiết. Nhân viên không bao giờ thực hiện cùng một nghiên cứu, phân tích hoặc công việc đã được hoàn thành bởi nhân viên khác.

  • Quản lý dữ liệu sẽ mang lại khả năng hoạt động kinh doanh tốt: Tốc độ mà một công ty có thể đưa ra quyết định và thay đổi hướng đi là yếu tố then chốt để xác định mức độ thành công của một công ty. Nếu một công ty mất quá nhiều thời gian để phản ứng với thị trường hoặc đối thủ cạnh tranh, thì công ty sẽ dễ dàng thua lỗ và thất bại.

  • Quản lý dữ liệu sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bảo mật: Có rất nhiều rủi ro nếu dữ liệu không được quản lý đúng cách và thông tin bị rơi vào tay kẻ xấu. Ví dụ điển hình là Sony đã trở thành con mồi của các cuộc tấn công máy tính dẫn đến việc đánh cắp hơn 77 triệu thông tin ngân hàng của người dùng.

  • Quản lý dữ liệu sẽ giảm mất dữ liệu: Một hệ thống quản lý dữ liệu thích hợp sẽ giảm nguy cơ mất thông tin quan trọng. Với kế hoạch quản lý dữ liệu, các biện pháp sẽ được đưa ra để đảm bảo rằng thông tin quan trọng được sao lưu và truy xuất từ ​​nguồn thứ cấp nếu nguồn chính không thể truy cập được.

  • Chi phí cơ hội của việc quản lý dữ liệu không hiệu quả có thể rất đáng kể. Phần đáng tiếc là thường tổ chức không biết về điều này cho đến khi một vấn đề phát sinh. Thay vì chủ động, hầu hết các tổ chức đều phản ứng, điều này về lâu dài khiến họ tốn kém hơn rất nhiều.

Dữ liệu được coi là tài sản quý giá, là nguồn vốn của doanh nghiệp. Do đó, sở hữu “nguồn vốn” mạnh chính là nội lực để doanh nghiệp phát triển.

Bài viết liên quan: Chuyển đổi số - bước chuyển nhỏ, lợi ích to


Quản trị dữ liệu chặt chẽ là nền tảng của việc ra quyết định chính xác

3. Khi nào cần quản trị dữ liệu

Các doanh nghiệp ngày nay cần một giải pháp quản lý dữ liệu hiệu quả để quản lý dữ liệu trên một cấp dữ liệu đa dạng nhưng thống nhất: có thể bao gồm cơ sở dữ liệu, bán hàng và kho, hệ thống phân tích dữ liệu,...

Quản lý dữ liệu với giải pháp quản lý doanh nghiệp toàn diện ERP là việc làm then chốt. Thời điểm thích hợp để xem xét và triển khai hệ thống quản lý dữ liệu là ngay lập tức, ngay lúc này và càng sớm càng tốt. Nếu doanh nghiệp của bạn đã có sẵn một hệ thống thì nên bảo trì và nâng cấp hàng năm.

4. Giải pháp quản trị và sử dụng dữ liệu hiệu quả từ XBOSS - ERP

Giải pháp công nghệ XBOSS-ERP là hệ thống hoạch và quản lý định tài nguyên doanh nghiệp. XBOSS-ERP là một phần mềm tổng hoà mạnh mẽ khi sở hữu hệ thống phân hệ chức năng đa dạng và có thể sử dụng xuyên suốt quy trình vận hành của tổ chức. 

XBOSS-ERP được thiết kế chuyên biệt cho từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, XBOSS-ERP được sử dụng trong cách lĩnh vực chính bao gồm: kinh doanh bất động sản, đầu tư dự án và bất động sản, xây dựng và sản xuất.

XBOSS-ERP cho phép các doanh nghiệp hoàn toàn tự động trong việc thiết lập quy trình vận hành. Phân hệ quản lý dữ liệu và thông tin nội bộ của XBOSS-ERP giúp doanh nghiệp liên kết dữ liệu giữa các phòng ban. Mọi thao tác về sau đều được  kiểm soát tự động, định danh và hoàn toàn minh bạch, từ đó loại bỏ những yếu tố sai sót có liên quan đến con người.

XBOSS-ERP là một phần mềm tổng hoà mạnh mẽ

Dữ liệu được xem như nguồn vốn vô hình của doanh nghiệp. Khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu chính là đưa doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, quản trị dữ liệu hiệu quả cũng chính là quản trị doanh nghiệp hiệu quả.

Please contact us for more experiences using the XBOSS ERP now.