Giải pháp ERP là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Cung cấp tất cả các chức năng của tổ chức vào một hệ thống duy nhất, ERP tạo ra sự liên kết và quy làm việc hiệu quả giữa các phòng ban. Mỗi lĩnh vực, ngành nghề sẽ có các đặc điểm khác nhau, doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn phần mềm phù hợp. Dưới đây là các tiêu chí đánh giá và chọn phần mềm ERP cho đơn vị kinh doanh – cho thuê bất động sản.
MỤC LỤC
1. Khả năng tích hợp giữa các phân hệ trong hệ thống quản trị
5. Nền tảng công nghệ và khả năng mở rộng trong tương lai
7. Mức độ hỗ trợ từ nhà cung cấp
8. Năng lực của nhà cung cấp và đội ngũ triển khai
Phần mềm ERP tích hợp nhiều chức năng cho quản trị cho doanh nghiệp
1. Khả năng tích hợp giữa các phân hệ trong hệ thống quản trị
Hệ thống quản trị bằng công nghệ đang ngày một phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi số bùng nổ như hiện nay. Số lượng các nhà cung cấp giải pháp ERP ngày càng tăng với nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, dù nền tảng hoặc công nghệ triển khai khác nhau nhưng luôn có những phân hệ (module) cơ bản trong hệ thống.
Các phân hệ này được tùy chỉnh và tích hợp dựa vào nhu cầu của doanh nghiệp và khả năng phát triển của nhà cung cấp. Những phân hệ quan trọng phải kể đến như kế toán, bán hàng, nhân sự. Ngoài ra, còn có những công cụ quản trị khác như văn bản điện tử, tài sản, truyền thông nội bộ,...
Chính vì vậy, khi doanh nghiệp lựa chọn phần mềm ERP, đặc biệt là đơn vị kinh doanh, cho thuê bất động sản, cần đảm bảo khả năng tích hợp giữa các phân hệ trong hệ thống quản trị. Điều này sẽ giúp các bộ phận, phòng ban hoạt động một cách tốt nhất với bộ công cụ được cung cấp và sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ quản trị dự án, chăm sóc khách hàng, kế toán, nhân sự….
2. Thời gian triển khai
Trong giai đoạn phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật như hiện nay, thời gian chính là chìa khóa cho sự thành công. Ngành bất động sản lại được xem là một trong những ngành có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Thời gian triển khai phần mềm ERP sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình chuyển đổi kỹ thuật số của cả doanh nghiệp.
Thời gian triển khai giải pháp ERP ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp
3. Dự báo nhu cầu chính xác
Mấu chốt của giải pháp công nghệ chính là giải quyết được bài toán nhu cầu của doanh nghiệp. Để đảm bảo có thể dự báo chính xác cho tất cả nhu cầu cần thiết, doanh nghiệp nên chủ động đưa ra các mối quan tâm hàng đầu cho nhà cung cấp. Bằng cách này, hệ thống ERP có thể được xây dựng chính xác và phù hợp nhất.
4. Chức năng của phân hệ
Một hệ thống ERP có thể chứa rất nhiều phân hệ nhằm phục vụ cho nhu cầu doanh nghiệp trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Dưới đây là những phân hệ chính và chức năng của chúng trong một phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP:
Phân hệ kế toán: là công cụ hỗ trợ cho công tác kế toán, tài chính, tự động hóa các nghiệp vụ kế toán hằng ngày như thống kê, phân tích.
Phân hệ bán hàng: hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các nghiệp vụ từ Marketing, bán hàng đến chăm sóc khách hàng và cung cấp biểu đồ phân tích, báo cáo tình hình bán hàng của doanh nghiệp.
Phân hệ quản trị nhân sự: là công cụ quản trị nhân lực một cách tự động hóa. Ứng dụng giúp hoạch định nhân lực, quản lý tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, chấm công, tính lương, thuế và lập báo cáo.
Phân hệ quản trị sản xuất: cung cấp các chức năng theo dõi và quản lý những hoạt động liên quan đến sản xuất của doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn có nhiều phân hệ khác với những chức năng riêng như phân hệ kê khai thuế, phân hệ công việc, phân hệ quản lý tài sản,...
Giải pháp ERP hiện đại là một nền tảng tổng hoà mạnh mẽ, có thể giúp quản lý công việc ở nhiều phòng ban khác nhau
5. Nền tảng công nghệ và khả năng mở rộng trong tương lai
Nền tảng công nghệ sẽ giúp cắt giảm chi phí và thời gian với những nhà cung cấp không phù hợp. Bộ phận IT của công ty cần xem xét và có định hướng chính xác cho nền tảng triển khai hệ thống ERP. Công nghệ phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài mà không tiêu tốn nhiều ngân sách và thời gian cho những thay đổi không cần thiết.
Ngoài ra, bộ phận IT cần kiểm tra khả năng mở rộng của phần mềm thông qua các ứng dụng có sẵn. Vì tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật là rất lớn, song song với đó là nhu cầu của doanh nghiệp trong tương lai, phần mềm đang sử dụng có thể sẽ không còn phù hợp.
6. Ngân sách và nguồn lực
Cân nhắc mức ngân sách và nguồn lực của doanh nghiệp trước khi quyết định. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sự thất bại của các tổ chức trong quá trình chuyển đổi số. Hãy lựa chọn phần mềm ERP với mức ngân sách và nguồn lực được hoạch định trước, như vậy sẽ giúp giảm các rủi ro cho doanh nghiệp như chi phí phát sinh, đội ngũ quản lý, đào tạo,...
7. Mức độ hỗ trợ từ nhà cung cấp
Công việc xây dựng hệ thống ERP cho mỗi doanh nghiệp lại có những khác biệt riêng. Trong quá trình sử dụng những vấn đề sẽ phát sinh và cần đến sự hỗ trợ từ nhà cung cấp. Vì thế, cần cân nhắc lựa chọn sản phẩm từ những đối tác uy tín có khả năng hỗ trợ nhanh chóng và lâu dài.
8. Năng lực của nhà cung cấp và đội ngũ triển khai
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là năng lực của nhà cung cấp và đội ngũ phát triển. Với số lượng nhà cung cấp phần mềm lớn như hiện nay và vẫn không ngừng tăng, năng lực chính là tiêu chí giúp doanh nghiệp chọn được nhà cung cấp phù hợp.
Một đội ngũ giàu năng lực sẽ mang đến giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp, tạo ra phần mềm có tính ứng dụng cao, phù hợp nhu cầu. Tuy nhiên, nhà cung cấp lớn với đội ngũ giàu kinh nghiệm có thể không phù hợp với ngân sách của các doanh nghiệp nhỏ. Hãy cân nhắc tất cả các yếu tố được liệt kê để tìm được câu trả lời phù hợp nhất.
Năng lực đội ngũ triển khai quyết định thành công của giải pháp ERP