Chuyển đổi số là gì? Vì sao lại trở thành một làn sóng cách mạng mới trong vận hành và quản trị doanh nghiệp? Thậm chí, nhiều chuyên gia nhận định rằng đây chính là xu hướng của các doanh nghiệp và tổ chức trong thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay. Cùng XBOSS hiểu đúng hơn về chuyển đổi số thông qua bài viết sau đây.


MỤC LỤC

1. Định nghĩa chuyển đổi số

2. Thái Lan - Hình mẫu chuyển đổi số Đông Nam Á

3. ERP - bước đi đầu tiên của chuyển đổi số


Chuyển đổi số là quy trình cần thiết của doanh nghiệp trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin

1. Định nghĩa chuyển đổi số 

Chuyển đổi số (Digital transformation) là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề. Trong thời đại bùng nổ internet, khái niệm chuyển đổi số được ra đời để mô tả những thay đổi mới trong cách thức hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức, từ sản xuất, cung ứng, hợp tác đến quan hệ khách hàng,...



Chuyển đổi số là việc vận hành công nghệ mới để giải quyết vấn đề

Chuyển đổi số có thể hiểu một cách đơn giản hơn là việc tích hợp các công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức. Mục tiêu chính là để gia tăng hiệu quả vận hành, loại bỏ các bước không cần thiết trong quy trình hoạt động từ đó nâng cao hiệu suất và giảm thiểu chi phí.

Vì thế, chuyển đổi số có thể sẽ làm thay đổi cả những thói quen đã tồn tại nhiều năm trong doanh nghiệp. Tác động lên mọi khía cạnh từ nhân lực, khách hàng, đối, tác, kênh phân phối… không ít doanh nghiệp đã thất bại vì không đủ quyết tâm để thử nghiệm những điều mới và thay đổi những thói quen cũ.

Ngày nay, những kết quả mà chuyển đổi số mang đến cho doanh nghiệp và tổ chức là rất đáng ghi nhận, có thể liệt kê như:

  • Góp phần giảm thiểu chi phí không cần thiết

  • Nâng cấp hệ thống vận hành hiệu quả hơn

  • Cải tiến chiến lược khách hàng

  • Cải thiện việc phân tích và bảo mật dữ liệu

  • Xác định được phân khúc thị trường chính xác

  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng

  • Đổi mới nhân sự chất lượng hơn

  • Tạo ra sự liên kết giữa các phòng ban trong doanh nghiệp

  • Tăng tỷ lệ giao tiếp với khách hàng

Bài viết liên quan:

2. Thái Lan - Hình mẫu chuyển đổi số Đông Nam Á


Thái Lan là hình mẫu chuyển đổi số tiêu biểu của Đông Nam Á

Nhắc đến khái niệm chuyển đổi số chắc chắn không thể không nhắc đến Thái Lan. Quốc gia này đã bắt đầu đi vào triển khai kể từ năm 2017 bằng một kế hoạch kéo dài 5 năm và đến nay đã gặt hái rất nhiều thành công.

Cụ thể, chính quyền Thái Lan đã cho áp dụng chuyển đổi số vào toàn bộ hệ thống công quyền, từ quản lý công cộng đến hỗ trợ du lịch, cảnh báo thảm họa, thiên tai,... Đặc biệt, ngay cả những ngành truyền thống, lâu đời như nông nghiệp cũng được nước này chú ý.

Để làm được điều đó, đã có không ít những thay đổi từ nhỏ đến quy mô được diễn ra trên khắp đất nước. Tiêu biểu như lễ khánh thành Học Viện Chuyển Đổi số Thái Lan nơi chuyên đào tạo kiến thức công nghệ cho các công chức nhà nước. Chiến dịch “Farmer One”, cổng thông tin hỗ trợ các quy trình sản xuất nông nghiệp như đăng ký trồng trọt, tư vấn giá bán nông phẩm,… do Bộ Khoa học Công Nghệ quốc gia hỗ trợ.

Smart Service, nơi hỗ trợ các thông tin được công bố rộng rãi đến công chúng, hướng đến một tương lai không dùng giấy, giảm việc in ấn, tổn hại môi trường. Tất cả những thay đổi trên đã góp phần đưa Thái Lan vươn lên trở thành một trong những quốc gia có sự phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực bao gồm việc bảo vệ môi trường.

3. ERP - bước đi đầu tiên của chuyển đổi số

Chuyển đổi số tuy mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và tổ chức nhưng không phải lúc nào điều này cũng được thực hiện suôn sẻ. Đặc biệt, khi ngày nay các tổ chức có quy mô lớn đã quá quen thuộc với cách quản lý và tổ chức truyền thống.



Phần mềm ERP là khởi đầu chuyển đổi số hoàn hảo cho doanh nghiệp

Theo thống kê, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn còn sử dụng các phương thức cổ điển như sổ sách, excel,… khiến việc quản trị tốn nhiều thời gian, nhân lực và kém hiệu quả. Một vài doanh nghiệp dù có ứng dụng công nghệ thông tin bằng các phần mềm như kế toán, CRM, quản lý kho,… vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả.

Điều này không khó để lý giải khi quy mô của tổ chức càng lớn khối lượng công việc cũng tương đương. Bất kỳ thay đổi nhỏ nào trong quá trình vận hành đều có thể kéo theo cả dây chuyền. Vì vậy, không ít doanh nghiệp đã từ chối giải pháp công nghệ này để duy trì phong cách truyền thống. 

Nếu bạn đang phải lo lắng về quy trình vận hành của tổ chức nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu để có thể cải thiện mà không làm xáo trộn cả hệ thống, hãy bắt đầu từ ERP.

ERP (Enterprise Resource Planning) là hệ thống hoạch định tài nguyên trong một tổ chức, doanh nghiệp. Một hệ thống ERP hoàn chỉnh sẽ bao gồm tất cả các chức năng cơ bản của một tổ chức từ quản trị dự án, kế toán, nhân sự, bán hàng đến chăm sóc khách hàng,... Từ đó, giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư cho các phần mềm quản lý ở mỗi phòng ban, tạo ra mối liên kết giữa các bộ phận, giảm chi phí nhân sự không cần thiết.

Không chỉ các doanh nghiệp mà ngay cả các tổ chức công quyền cũng đã thực hiện chuyển đổi số có thể kể đến như thu phí dịch vụ điện, nước, internet. Bằng cách thay hóa đơn giấy bằng hóa đơn điện tử, giảm nhân sự thu phí thay bằng việc đóng phí qua internet, vừa tiết kiệm chi phí cho tổ chức vừa tăng trải nghiệm người dùng.

Chuyển đổi số góp phần rất lớn giúp nhiều doanh nghiệp đứng vững trong thời đại bùng nổ công nghệ 4.0 như hiện nay. Dù đang ở quy mô nhỏ hay lớn, việc triển khai hệ thống ERP được xem là một bước không thể bỏ qua của mọi tổ chức. Do đó, hãy liên hệ ngay với XBOSS để được tư vấn sử dụng giải pháp ERP mạnh mẽ XBOSS-ERP ngay hôm nay.


Please contact us for more experiences using the XBOSS ERP now.