Quản trị doanh nghiệp là hoạt động phức tạp, nhiều tác vụ và đòi hỏi đầu tư nhiều nguồn lực. Không phải SMEs nào cũng thực hiện được bài bản tất cả các tác vụ phức tạp đó, tuy nhiên, có những yếu tố thật sự quan trọng mà không doanh nghiệp nào có thể bỏ qua bởi chúng có tác động mạnh mẽ đến sự thành bại và bền vững của doanh nghiệp.
Các SMEs cần đầu tư cho hoạt động quản trị doanh nghiệp
1. Quản lý bán hàng
Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều nhằm một mục đích: bán được hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Có thể nói, bán hàng không chỉ là một nghiệp vụ kinh doanh mà còn là “bộ mặt” của doanh nghiệp, bởi đó là lúc doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Nếu tổ chức hoạt động bán hàng không tốt không chỉ làm sụt giảm doanh thu mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu, doanh nghiệp khó lòng xây dựng được tập khách hàng trung thành. Đặc biệt khi ngày nay, khách hàng đang hướng đến sự cá nhân hóa, doanh nghiệp cần áp dụng các giải pháp công nghệ để lưu giữ thông tin và giao tiếp hiệu quả với từng khách hàng.Bán hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp. Hàng hóa bán ra ít, tốc độ thu hồi vốn chậm, doanh nghiệp cũng khó khăn hơn trong việc mở rộng kinh doanh hay tái đầu tư. Đó là chưa kể những chi phí ẩn bên dưới tốc độ chu chuyển hàng hóa chậm như gia tăng chi phí quản trị dự án, chương trình bán hàng, khấu hao sản phẩm vì hư hỏng theo thời gian, tăng chi phí lưu kho, dư thừa nhân công do hàng hóa ứ đọng,...
2. Quản trị mua hàng
Mua hàng là khâu đầu tiên của quá trình sản xuất kinh doanh, là lúc vốn được chuyển đổi từ dạng tiền tệ sang hàng hóa. Nguồn nguyên liệu đầu vào là cực kỳ quan trọng vì chúng quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất được hay bán ra. Bên cạnh đó, xây dựng quan hệ tốt đẹp với người bán còn cho phép doanh nghiệp hạ chi phí mua hàng. Thiết lập quy quy trình quản trị mua hàng phù hợp với nhu cầu và nguồn lực sẽ là việc cần thiết trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là các SMEs nếu muốn tạo lợi thế cạnh tranh bằng chất lượng.
Có thể bạn quan tâm: Gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp với giải pháp ERP
3. Quản lý tồn kho
Hàng tồn kho là tài sản chiếm tỷ trọng lớn trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Làm sao để đảm bảo hàng hóa luôn đủ nhưng không dư thừa, phân định dòng hàng hóa ra vào hợp lý, sắp xếp hàng hóa để tận dụng được mọi không gian trong kho,... không phải đơn giản. Nếu làm không tốt, doanh nghiệp sẽ phải chịu tổn thất nặng nề: dư thừa hàng hóa dẫn đến lãng phí nguồn lực, thiếu hụt hàng hóa khiến gián đoạn dòng sản xuất kinh doanh, sắp xếp hàng hóa không hợp lý dẫn đến không kiểm soát được đồng thời lãng phí không gian kho,... Do vậy, doanh nghiệp rất cần thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt đối với những nhà kho lớn để quản trị hiệu quả.4. Quản lý dòng tài chính
Dòng tài chính thể hiện “sức khỏe” của doanh nghiệp, đề cập đến sự ổn định, khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Thực tế, hoạt động của phòng tài chính đều liên quan đến mọi phòng ban khác và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạch định chiến lược của doanh nghiệp. Một yêu cầu trong quản trị tài chính là sự chính xác tuyệt đối. Một sự sai sót nhỏ trong kế toán tài chính có thể khiến doanh nghiệp lâm vào khủng hoảng, đặc biệt là các SMEs. Cùng với thời gian, các nghiệp vụ liên quan đến kế toán và tài chính trong doanh nghiệp cũng trở nên phức tạp hơn. Do vậy, quản trị doanh nghiệp cần quan tâm đặc biệt đến xây dựng chiến lược tài chính bài bản, hiệu quả và chính xác.Dành cho bạn: Triển khai erp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm như thế nào?
5. Quản lý nhân sự
Nhân sự chất lượng là chìa khóa thành công của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quản trị và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên được coi là yếu tố quan trọng nhất mà cũng khó khăn nhất trong quản trị doanh nghiệp, là điều mà doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm.
Giờ đây, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp không chỉ ở khâu bán hàng mà còn ở việc thu hút và giữ chân được nhân sự tiềm năng. Doanh nghiệp cần quan tâm đến nhân viên nhiều hơn ngoài lương thưởng, ví dụ như chính sách đãi ngộ, đào tạo, phát triển năng lực cho nhân viên, lộ trình thăng tiến, xây dựng môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp,... để nhân viên cảm thấy mình là một phần của doanh nghiệp và sẽ gắn bó, góp hết sức mình cho sự phát triển của công ty.
Nhân sự tốt là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp
Một giải pháp công nghệ giúp quản trị toàn diện doanh nghiệp mang tên Enterprise Resource Planning (ERP) được coi là chìa khóa thành công cho các SMEs, doanh nghiệp có thể phối hợp và quản trị toàn diện các tác vụ theo đặc thù kinh doanh của từng lĩnh vực. XBOSS là đơn vị cung cấp XBOSS-ERP - giải pháp ERP hoàn chỉnh giúp các doanh nghiệp SMEs quản lý cùng lúc nhiều dự án đồng thời điều hòa nhịp nhàng giữa các dự án, phòng ban, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp quy mô nhỏ không có nghĩa được phép “hời hợt” trong quản trị doanh nghiệp, thậm chí còn cần sự đầu tư và chú tâm nhiều hơn vì đó chính là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Triển khai ERP không phải đơn giản, rất cần sự đánh giá trên nhiều phương diện và lựa chọn nhà cung cấp có kinh nghiệm. Liên hệ XBOSS nếu bạn cần một đối tác uy tín.